Hãy để DC&A đưa khát vọng sự nghiệp của bạn đến thành công.
Những chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến

Những chiến lược tăng tốc bán hàng trực tuyến

Và dưới đây là 7 chiến lược cụ thể để xây dựng những xung lực bán hàng và tăng tốc mạnh mẽ cho cửa hàng trực tuyến của bạn:

2. Đảm bảo một trang web đơn giản và tiện lợi Các khách hàng sẽ không nán lại lâu với những trang web được thiết kế nặg nề, cầu kỳ hay có khiếm khuyết. Những đường link chết hay khả năng truy cập và tìm kiếm thông tin khó khăn sẽ huỷ hoại các cơ hội bán hàng của bạn. Do vậy, bạn cần hợp lý hoá một cách có tổ chức và tiện lợi nhất tất cả các đường dẫn trong trang web và không những kiểm tra từng đường link, từng cú click chuột. Hãy dựa vào những đường link bằng chữ đơn giản, dễ dàng dẫn tới tất cả các sản phẩm, dịch vụ và mẫu đơn đăng ký. “Hình ảnh và đồ họa sẽ khiến trang web của bạn trông bắt mắt hơn, nhưng nếu không có các thông tin bằng chữ để tối ưu hoá những kết quả tìm kiếm, các khách hàng chắc chắn sẽ không cảm thấy thoải mái”, Michelle Jackson, giám đốc hãng tiếp thị tìm kiếm Range Online Media, cho biết.

4. Đảm bảo yếu tố cá nhân Các khách hàng sẽ cảm thấy đáng giá và thoải mái hơn với việc mua sắm trực tuyến tại cửa hàng của bạn nếu bạn xây dựng một lời cam kết rõ ràng. Những tiếp xúc và biểu lộ của bạn càng mang tính cá nhân bao nhiêu, các khách hàng càng cảm thấy thoải mái bấy nhiêu. Dưới đây là một phương pháp để bạn lựa chọn: - Xây dựng trang chuyên mục “Về chúng tôi” hay “Giới thiệu chung” thật hấp dẫn và cụ thể để các khách hàng có thể biết được những thông tin cơ bản về công ty bạn, về đội ngũ nhân viên và về lịch sử hoạt động. - Xây dựng một trang blog, một địa chỉ email hay một trang phản hồi khách hàng để mọi người có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm. Song điều tệ hại nhất sẽ là khi bạn thiết lập các kênh giao tiếp nhưng rồi lãng quên chúng. - Xây dựng một cách thức cho khách hàng truy cập vào trang web cá nhân của họ trên trang web chính của bạn để theo dõi các đơn đặt hàng, đóng gói và vận chuyển sản phẩm. - Xây dựng một hệ thống thông điệp email trả lời tự động, xác nhận đã vận chuyển hàng, nói lời cảm ơn sự quan tâm của khách hàng, trả lời các thắc mắc hay gửi những phần thưởng mua sắm….

6. Xây dựng những chính sách giao nhận thích hợp nhất với mô hình kinh doanh của bạn Những tranh cãi lâu nay về việc vận chuyển miễn phí có thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến hay không cuối cùng cũng tìm ra câu trả lời. Trong khi còn có nhiều ý kiến phản đối và tán thành đan xen lẫn nhau, vấn đề này được quy về việc định giá sản phẩm. “Các chi phí vận chuyển miễn phí có thể giết bạn nếu bạn không thể đưa chúng vào trong giá thành sản phẩm”, Mark Restivo, chủ trang web chuyên điều tra trực tuyến GourmetFoodMall.com, cho biết. Nhưng nếu bạn đẩy giá thành lên để bù đắp việc vận chuyển miễn phí cho những sản phẩm chỉ được bán với mức giá thấp nhất có thể bạn cũng thất bại. Trong các trường hợp đó, các khách hàng mong đợi sẽ được trả một khoản phí vận chuyển nhất định. Nói cách khác, chi phí vận chuyển cao sẽ là một trong những nguyên nhân khiến doanh số bán hàng tụt giảm, các khách hàng không còn cảm thấy thích thú nữa. Lời khuyên của Restivo: Bạn nên trông cậy vào việc vận chuyển hàng loạt theo thời gian của bạn chứ không phải thời gian của khách hàng hay thuê hẳn dịch vụ vận chuyển của một công ty với chi phí được trả định kỳ. Điều này sẽ giảm đáng kế chi phí trong khi khách hàng vẫn thoả mãn vì mua được sản phẩm giá thấp. Còn trường hợp khách hàng yêu cầu thời gian cụ thể, bạn có thể tính thêm một khoản chi phí nhỏ.

Nguồn: Kienthucdoisong